Thông tin quy hoạch cao tốc Chơn Thành Gia Nghĩa update 2024

Cao tốc Chơn Thành Gia Nghĩa có tổng chiều dài là 128,8km đi qua địa phận 2 tỉnh Bình Phước và Đắk Nông và thuộc đường cao tốc Bắc Nam phía Tây. Dự án có vốn đầu tư lên đến 25,500 tỷ đồng và đang trong giai đoạn đề xuất xây dựng. Mục đích quy hoạch của tuyến cao tốc này là nâng cao năng lực vận tải cũng như thúc đầy phát triển kinh tế cho 2 tỉnh Đắk Nông và Bình Phước nói riêng cũng như khu vực Tây Nguyên nói chung.

Thông tin chung về dự án cao tốc Chơn Thành Gia Nghĩa

Cao tốc Chơn Thành Gia Nghĩa đã được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng ký tờ trình của Chính phủ gửi Quốc hội báo báo và nghiên cứu tiền khả thi dự án này. Theo đó dự án được thống nhất hướng tuyến mới đi song song bên trái quốc lộ 14 hướng từ tỉnh Đắk Nông đi Bình Phước. Thông tin cụ thể như sau:

✅Tên dự án • CAO TỐC CHƠN THÀNH – GIA NGHĨA
✅Chiều dài • 128,8km
✅Tổng kinh phí • 25.571 tỷ đồng
✅Số làn • 4-6 làn (đầu tư theo phân lỳ)
✅Bề rộng • 17-60m (đầu tư theo phân kỳ)
✅Năm khởi công • Dự kiến Quý I/2024
✅Điểm đầu • Tại Km1915+900 của Quốc lộ 14 tại TP Gia Nghĩa
✅Điểm cuối • Tại nút giao cao tốc TPHCM – TDM – Chơn Thành
✅Quy mô dự án Dự án đi qua địa phận hai tỉnh:
• Phân đoạn Bình Phước: Đầu tư 101km gồm 2 phân đoạn từ ranh giới tỉnh Đắk Nông đến ranh giới TP Đồng Xoài và phần còn lại
• Phân đoạn Đắk Nông: Đầu tư 27,8km từ Km1827 đến Km1915+900 QL14 và đoạn nối TP Gia Nghĩa
Cao tốc Chơn Thành Gia Nghĩa sắp được triển khai xây dựng
Cao tốc Chơn Thành Gia Nghĩa sắp được triển khai xây dựng

Lộ trình triển khai chi tiết của cao tốc Chơn Thành Gia Nghĩa

Giai đoạn 1 của cao tốc Chơn Thành Gia Nghĩa sẽ được đầu tư với quy mô 4 làn xe đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, hạn chế khó khăn khi đầu tư mở rộng. Bề rộng mặt đường là 19m, cách 2 – 2,5km sẽ có một điểm dừng khẩn cấp. Giai đoạn 1 được chia thành 3 phân đoạn cụ thể như sau:

  • Phân đoạn 1: Có chiều dài 69,5km từ Km1827 tại ranh giới tỉnh Đắk Nông, sau đó đi theo hướng Đông – Nam của QL14 tới ranh giới TP Đồng Xoài thuộc tỉnh Bình Phước;
  • Phân đoạn 2: Có chiều dài 29,5km từ ranh giới TP Đồng Xoài – tỉnh Bình Phước hướng tuyến đi trùng với đường Vành đai 2 đến điểm giao cao tốc TPHCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành tại thị xã Chơn Thành và tuyến đường dẫn 2km kết nối với đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành – Đức Hòa. Trong đó, đoạn qua TP Đồng Xoài (đường Vành đai 2) có bề rộng mặt đường 20m và có bố trí thêm hệ thống chiếu sáng ở giữa.
  • Phân đoạn 3: Có chiều dài 27,8km từ Km1827 đến Km1915+900 tại Quốc lộ 14.

Giai đoạn 2 của dự án cao tốc Chơn Thành Gia Nghĩa sẽ được quy hoạch 6 làn xe cao tốc cùng 2 làn xe dừng khẩn cấp. Mặt đường có bề rộng 32,25m, riêng đoạn qua TP Đồng Xoài – Bình Phước rộng 33m.

Về việc phân bổ vốn đầu tư dự án cao tốc Chơn Thành Gia Nghĩa

Cao tốc Chơn Thành Gia Nghĩa được đầu tư số vốn lớn
Cao tốc Chơn Thành Gia Nghĩa được đầu tư số vốn lớn

Tổng chi phí đầu tư ước tính ban đầu của dự án cao tốc Chơn Thành Gia Nghĩa khoảng 25.571 tỷ đồng, trong đó chi phí sẽ được phân bổ như sau:

  • Chi phí giải phóng mặt bằng 1 lần theo quy mô giai đoạn hoàn chỉnh khoảng 4.640 tỷ đồng.
  • Chi phí xây dựng khoảng 15.063 tỷ đồng.
  • Chi phí thiết bị khoảng 547 tỷ đồng.
  • Chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn, chi phí khác khoảng 937 tỷ đồng.
  • Chi phí dự phòng ước tính 3.373 tỷ đồng.
  • Chi phí lãi vay trong quá trình thi công khoảng 1.011 tỷ đồng.

Phương án chi phí trên mới chỉ mang tính chất ước tính và sẽ còn thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế. Dự kiến ngân sách nhà nước hỗ trợ khoảng 12.770 tỷ đồng vốn đầu tư huy động PPP khoảng 12.770 tỷ đồng. Thời gian thu phí hoàn vốn dự kiến khoảng 17 năm 4 tháng.

Tiến độ dự án cao tốc Chơn Thành Gia Nghĩa mới nhất

Tiến độ dự án cao tốc Chơn Thành Gia Nghĩa tháng 4/2023 đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính ký quyết định số 347/QĐ-TTg về việc bổ sung dự án này cùng cao tốc Ninh Bình – Thái Bình – Hải Phòng vào danh mục công trình, dự án quan trọng cấp quốc gia.

Dự kiến sang năm 2024 cao tốc Chơn Thành Gia Nghĩa sẽ chính thức được khởi công, phấn đấu hoàn thành công trình vào năm 2026 và đưa vào hoạt động từ đầu năm 2027. Trong tờ trình gửi Quốc hội, Chính phủ đề xuất chia cao tốc Chơn Thành Gia Nghĩa thành 5 dự án thành phần:

  • Dự án thành phần 1: Xây dựng cao tốc Chơn Thành Gia Nghĩa (bao gồm đoạn kết nối với đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành – Đức Hoà) theo phương thức PPP với chi phí là 19.612 tỷ đồng. Cơ quan chịu trách nhiệm triển khai thực hiện là UBND tỉnh Bình Phước.
  • Dự án thành phần 2: Xây dựng đường gom, cầu vượt ngang đường cao tốc địa phận tỉnh Đắk Nông theo hình thức đầu tư công, chi phí 338 tỷ đồng và do UBND tỉnh Đắk Nông triển khai thực hiện.
  • Dự án thành phần 3: Xây dựng đường gom, cầu vượt ngang đường cao tốc địa phận tỉnh Bình Phước theo hình thức đầu tư công, chi phí 951 tỷ đồng và do UBND tỉnh Bình Phước thực hiện.
  • Dự án thành phần 4: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thuộc địa phận tỉnh Đắk Nông theo hình thức đầu tư công (27,8km với chi phí 662 tỷ đồng) do UBND tỉnh Đắk Nông thực hiện.
  • Dự án thành phần 5: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thuộc địa phận tỉnh Bình Phước theo hình thức đầu tư công (99km, đoạn nối 2km với chi phí 3.977 tỷ đồng) do UBND tỉnh Bình Phước thực hiện.
Bản đồ cao tốc Chơn Thành Gia Nghĩa mới nhất
Bản đồ cao tốc Chơn Thành Gia Nghĩa mới nhất

Cao tốc Chơn Thành Gia Nghĩa hoàn thiện có ý nghĩa thế nào?

Việc triển khai dự án cao tốc Chơn Thành Gia Nghĩa có ý nghĩa rất quan trọng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của 2 tỉnh Đắk Nông và Bình Phước nói riêng. Đồng thời cũng giúp ích rất nhiều cho việc kết nối kinh tế giữa vùng Đông Nam Bộ với khu vực Tây Nguyên:

  • Cao tốc Chơn Thành Gia Nghĩa cùng với cao tốc TPHCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành hoàn thiện sẽ giúp củng cố và phát triển hệ thống giao thông của tỉnh Bình Phước. Từ đó nâng cao năng lực vận tải và giảm bớt thời gian, chi phí di chuyển từ khu Đông Nam Bộ về Tây Nguyên.
  • Tạo điều kiện thuận lợi để kết nối giao điểm kinh tế – thị xã Chơn Thành đến  cảng Cái Mép – Thị Vải và sân bay quốc tế Long Thành. Từ đó tạo bước đột phá trong việc phát triển kinh tế – xã hội và thu hút vốn đầu tư.
  • Tạo động lực thúc đẩy kết nối và phát triển khu vực Tây Nguyên. Trong đó nổi bật là thiên cảnh ở Tà Đùng – Đắk Nông rất thích hợp phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, thu hút du khách thập phương.
  • Hoàn thiện cao tốc Chơn Thành Gia Nghĩa sẽ giúp giao thông được kết nối thuận tiện cả ở khu vực Tây Nguyên và khu vực Đông Nam Bộ. Thúc đẩy người dân về sinh sống và làm việc, nâng cao giá trị bất động sản cũng như các hoạt động thương mại ở những khu vực này.

Trên đây là thông tin mới nhất về dự án cao tốc Chơn Thành Gia Nghĩa để bạn đọc tham khảo. Có thể nói khi dự án hoàn thiện và đi vào hoạt động sẽ đem đến ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế, xã hội cũng như tiềm năng về bất động sản cho tỉnh Đắk Nông, tỉnh Bình Phước nói riêng; khu vực Tây Nguyên nói chung.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *